NHÀ THÔNG MINH

Trước đây, nhà thông minh Smart-Home được xem là một tiện nghi siêu cao cấp, thường chỉ xuất hiện trong phim ảnh hay trong dinh thự của giới thượng lưu, tỉ phú. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là sự xuất hiện của Internet, các thiết bị smart-home dần trở nên phổ biến và dễ tiếp cận hơn với mọi người.

Nhà thông minh ( tiếng anh là “Smart Home”) hoặc hệ thống nhà thông minh là một ngôi nhà/ căn hộ được trang bị hệ thống tự động tiên tiến dành cho điều khiển đèn chiếu sáng, nhiệt độ, truyền thông đa phương tiện, an ninh, rèm cửa, cửa và nhiều tính năng khác nhằm mục đích làm cho cuộc sống ngày càng tiện nghi, an toàn và góp phần sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên.

  1. Cấu trúc hệ thống smart home:
  • Hệ thống điện nhà thông minh cơ bản được thiết kế gồm: một thiết bị điều khiển trung tâm, các thiết bị điện đầu cuối là những vật dụng điện tử trong nhà
  • Chủ nhà có thể giám sát, quản lý các thiết bị điện trong hệ thống smart home một cách dễ dàng kể cả khi đang ở bên ngoài thông qua ứng dụng được cài đặt trên các thiết bị di động.
  • Các thành phần của hệ thống điều khiển nhà thông minh (các cảm biến)

-Chiếu sáng

-Hệ thống giải trí (TV/ video)

-Hệ thống an ninh/ cảnh báo

-Hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí

-Hệ thống camera

-Âm thanh

II. Cơ chế hoạt động

Hệ thống tự động của nhà thông minh được dựa trên 2 cơ chế chính: dựa trên sự kiện thời gian (timed event) và dựa trên sự kiện tương tác (triggered event).

1. Sự kiện thời gian

Hệ thống nhà thông minh giống như một chiếc đồng hồ báo thức cao cấp. Nó luôn luôn nắm rõ thời gian trong ngày và kích hoạt thiết bị vào đúng thời điểm cần thiết bạn đã thiết lập trước đó.

Một số ví dụ về hệ thống tự động dựa trên thời gian:

  • Bật đèn vào buổi sáng
  • Mở đèn ở hiên nhà 15 phút trước khi trời tối
  • Mở máy lạnh lúc 4h30 chiều, 30 phút trước khi bạn về đến nhà.
  • Kích hoạt hệ thống báo động lúc 12h đêm để chống trộm

2. Sự kiện tương tác

Sự kiện tương tác kích hoạt hệ thống nhà thông minh dựa vào cơ chế cảm biến hành động. Nó hoạt động nhờ vào các cảm biến thông minh trong nhà của bạn.

  • Mở hay đóng cửa
  • Bấm nút
  • Nhiệt độ
  • Độ ẩm
  • Cảm biến chuyển động
  • Giọng nói

Dưới đây là một số ví dụ:

  • Tự động bật máy lạnh từ điện thoại trên đường về nhà. Khi về đến nhà, phòng đã mát lạnh chờ đón.
  • Ra lệnh cho Google Home mở hoặc tắt tất cả đèn trong nhà.
  • Mở đèn, báo động khi camera phát hiện chuyển động lạ vào nữa đêm.
  • Tự động mở đèn trong khi bạn mở cửa chính
  • Giảm âm lượng TV khi có khách bấm chuông trước cửa để bạn có thể nghe được tiếng chuông.

III. Hiệu quả và lợi ích của hệ thống nhà thông minh

  1. kiểm soát dễ dàng :sử dụng thiết bị di động để kiểm soát ngôi nhà ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào
  • tiết kiệm, an toàn:

 -hệ thống camera an ninh

-hệ thống cảnh báo, báo động

– hệ thống khóa bảo mật

-Tự động đóng vòi nước hoặc báo động cho bạn khi phát hiện có nước rò rỉ.

-Gửi tin nhắn hoặc thông báo điện thoại nếu phát hiện cửa chính hay cửa sổ bị mở khi bạn đi vắng.

-Tự động mở đèn chiếu sáng khi hệ thống phát hiện khói, giúp việc di tản dễ dàng hơn

-Gửi hình ảnh / video clip nếu hệ thống phát hiện chuyển động lạ ở nhà khi bạn đi vắng.

-Tắt hết đèn và thiết bị khi bạn ra khỏi nhà để tiết kiệm điện.

-Mở chuông báo động trong trường hợp phát hiện có kẻ trộm.

  1. Nâng cao chất lượng sống

Công nghệ nhà thông minh Smart-Home mang đến sự tiện nghi cho căn hộ của bạn. Nó đặc biệt hữu ích đối với người già và những người khuyết tật. Chẳng hạn việc bấm nút tắt mở đèn trên điện thoại sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc phải thao tác trên công tắc gắn tường.

Nhà thông minh Smart-Home giúp chúng ta cải thiện khả năng kiểm soát môi trường xung quanh, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, lắp đặt

Hotline: 0931945677 -0256 3741 068 -0256 6299 379

Trả lời

0931945677